Bước đầu, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận 3.000 điều dưỡng viên trong vòng 1 năm, với sự hỗ trợ tài chính từ phía Tokyo cho hoạt động đào tạo ngôn ngữ, và sau đó mở rộng quy mô lên 10.000 điều dưỡng viên trong 2 năm.

Bằng việc đặt ra mục tiêu về số lượng điều dưỡng viên, Chính phủ Nhật Bản hy vọng có thể đẩy nhanh công tác chuẩn bị.

Việc tiếp nhận thêm 10.000 lao động nữa sẽ chỉ thu hẹp khoảng trống này xuống mức hơn 30.000 lao động.


Thứ ba vừa qua, Thủ tướng Shinzo Abe đã chỉ đạo nội các bắt đầu tiến hành dàn xếp để tiếp nhận thêm các lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc. Tokyo đang nỗ lực nhằm đặt ra những mục tiêu tương tự với Indonesia, Campuchia và Lào.

Nhật Bản và Việt Nam dự kiến sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ ngay trong năm nay. Văn kiện này sẽ được coi là một phần của "Sáng kiến sức khỏe con người châu Á," một chương trình của chính phủ Nhật Bản nhằm cung cấp cho các xã hội đang già hóa ở châu Á những hiểu biết và kiến thức chuyên môn của Nhật Bản về điều dưỡng và phúc lợi xã hội.

Nhật Bản đã bắt đầu tiếp nhận các lao động Việt Nam trong lĩnh vực điều dưỡng vào tháng 11/2017 trong khuôn khổ một chương trình huấn luyện thực tập sinh kỹ thuật mở rộng, mà qua đó các điều dưỡng viên cũng sẽ được cử tới Nhật Bản.

Những lao động có thể nói được tiếng Nhật giao tiếp ở mức độ nhất định có thể được cấp quyền cư trú với thời hạn lên tới 5 năm. Chính phủ sẽ xây dựng một chương trình mới cho phép những người đã hoàn thành khóa huấn luyện về kỹ thuật có thể ở lại Nhật Bản thêm 5 năm nữa.

Năm 2015, ngành điều dưỡng của Nhật Bản thiếu khoảng 40.000 lao động, theo thông tin từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Tuy vậy, số lao động có thể thực sự tận dụng được khóa học kỹ thuật này cho hoạt động điều dưỡng là rất ít ỏi, do những yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ đòi hỏi phải gia tăng chi tiêu cho đào tạo.

Những người tham gia chương trình sẽ phải về nước nếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật của họ không đạt trình độ nhất định trong năm đầu tiên, khiến cho việc tới Nhật Bản trở nên quá tốn kém.

Theo chương trình mới, Nhật Bản sẽ trợ cấp chi phí đào tạo ngôn ngữ và làm việc với các công ty chuyên huấn luyện cho điều dưỡng viên cách giúp người già duy trì sự tự lực của họ. Những lao động này sẽ được trả cùng một mức lương với các lao động Nhật Bản.

Ban đầu, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận 3.000 lao động thông qua 12 công ty Nhật Bản được chỉ định với tư cách thực tập sinh kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ cho phép 6 cơ quan cử lao động có tay nghề ra nước ngoài.

Các điều dưỡng viên từ nước ngoài hiện tới Nhật Bản làm việc thông qua các thỏa thuận đối tác kinh tế. Trong giai đoạn 2008-2017, đã có tổng cộng khoảng 3.500 điều dưỡng viên nước ngoài tới Nhật Bản. Việc bổ sung thêm 3.000 điều dưỡng viên sẽ tăng con số này lên gần gấp đôi.

Chính phủ Nhật Bản hiện đang dựa vào chương trình huấn luyện kỹ thuật để tiếp nhận lao động nước ngoài, do những giới hạn về ngân sách hạn chế việc tiếp nhận thêm lao động thông qua các thỏa thuận đối tác kinh tế.


Trong tương lai, tình trạng thiếu hụt được dự kiến sẽ còn trầm trọng hơn, tăng vọt lên mức 790.000 lao động và năm 2035. Các kế hoạch xây dựng nhà điều dưỡng của chính phủ từ năm tài khóa 2015 đến năm tài khóa 2017 mới chỉ hoàn thành được 70%, với nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nhân lực.

Trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng để có được nguồn lao động, Hàn Quốc cũng đã đặt ra hạn ngạch cho việc thu hút lao động nước ngoài. Mặc dù Nhật Bản đang tìm cách làm điều tương tự bằng việc đưa ra các mục tiêu về số lượng, song vẫn chưa rõ liệu nước này có thể gia tăng số lao động nước ngoài hay không, do một số đòi hỏi về cư trú, trong đó có trình độ ngôn ngữ.


Bình luận

 
Bạn cần hỗ trợ?