Những năm gần đây, tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ hot nhất tại Việt Nam, mang đến tương lai rộng mở cho nhiều bạn trẻ . Tuy nhiên, các bạn còn quá vội vàng khi chưa hiểu rõ nhu cầu của mình đã đem thân đi gửi gắm vào những đơn vị tuyển dụng thiếu uy tín, dẫn đến những sai lầm không đáng có. Vậy trước khi chọn Nhật Bản là con đường thay đổi cuộc đời, các bạn cần phải hiểu rõ đâu là thứ mình cần.

Cách đây 5 năm tôi tốt nghiệp xong lớp 12, là một con bé ở tỉnh lẻ, nhà không có điều kiện mà trong xóm có mấy nhà cho con đi xuất khẩu tháng gửi về rất nhiều tiền. Bố mẹ tôi cũng lấy hướng đó cho tôi theo và cũng cố gom hết số tiền tiết kiệm cùng vay họ hàng được ít nhiều để tôi sang nước ngoài đổi đời. Và tôi cũng đi theo hướng của bố mẹ, lên mạng tra các thông tin điều kiện để lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên, chị của bạn tôi lại đi theo hướng du học và sau một năm học tiếng bên đó , chị ấy vừa học vừa làm tuy không gửi được nhiều tiền như bên xuất khẩu lao động nhưng vẫn đi làm đủ chi trả tiền học. Do đó, tôi cũng rất mông lung muốn tìm hướng đi cho mình mà không biết nên lựa chọn hướng nào. Vì vậy tôi đã xin ý kiến tư vấn của cô giáo tiếng Nhật bên Nam Triều- trung tâm tiếng Nhật tôi lựa chọn học. Và chính nhờ cô mà tôi đã tìm được con đường cho mình. Và bây giờ, tôi đã là nhân viên của một trường đại học nổi tiếng tại Tokyo, được giữ lại làm công việc cầu nối học sinh với trường – một công việc tuyệt với để có thể ở Nhật làm việc mình thích và thi thoảng vẫn được trở về Việt Nam để gặp người thân. Hôm nay tôi quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình trong những năm đầu lựa chọn đường đi cho mình để các bạn trẻ như tôi sẽ có thêm quyết tâm đeo đuổi ước mơ. Hãy vững tin lên các bạn nhé vì con đường thành công chỉ chờ những người có nỗ lực đến với nó!

Hiện trạng XKLĐ và du học Nhật Bản ở Việt Nam:

Câu hỏi này thoạt nhìn có vẻ rất dễ trả lời. Xuất khẩu lao động là sang làm việc, du học là sang học, đơn giản vậy thôi. Ấy vậy mà vẫn có những bạn có những suy nghĩ khá sai lệch về 2 hình thức này.

  • Xuất khẩu lao động là hoạt động mua-bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.
  • Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. 

Khi đi theo hình thức xuất khẩu lao động, các ứng viên sẽ đợi đến khi có đơn hàng phù hợp. Thường những đơn hàng này sẽ làm tại nhà máy, công xưởng,... công việc khá nặng và vất vả, một vài trường hợp gây nguy hiểm đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên lương tháng khá ổn định, nếu tiết kiệm có thể gửi tiền về cho gia đình, không bị bắt buộc phải học tiếng từ trước khi sang Nhật như diện du học (quá hợp với mấy bạn trong từ điển sống chưa biết “học” là từ gì). Ngoài ra, các bạn đi theo diện XKLĐ luôn nuôi dưỡng tư tưởng sẽ làm việc tại đây tầm 1 năm rồi bảo lãnh cho gia đình sang cùng. Có thể nói hình thức XKLĐ khá phù hợp đối với những bạn chưa có định hướng về nghề nghiệp. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu kĩ về đơn vị tuyển dụng và đầu tư một chút cho việc học tiếng, bởi các bạn sẽ làm việc tại nơi đất khách quê người, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa cũng sẽ gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và làm việc.

Điều đáng nói ở đây là việc các bạn chọn đi du học chỉ là hình thức. Khi đi học ở xa, chúng ta luôn muốn tự bản thân có thể trang trải được phần nào gánh nặng về vật chất cho cha mẹ, vì thế các bạn đi làm thêm. Tuy nhiên cái đó chỉ là yếu tố phụ đi kèm, cái quan trọng chính là những kiến thức mà chúng ta học được ở nước bạn, bù đắp những gì mà nền giáo dục của ta còn thiếu. Các bạn đi làm thêm để trả tiền học phí, để trả tiền sinh hoạt cho cuộc sống ở Nhật, đó là điều đáng quý. Tuy nhiên, phần lớn các bạn lại đang lạm dụng điều đó. Gắn cho mình cái mác “du học sinh” nhưng thực chất sang đây không nhằm mục đích học mà lại là kiếm tiền. Bên Nhật đã có luật lệ khắt khe đối với du học sinh về việc làm thêm “1 tuần chỉ được làm thêm không quá 28 tiếng”. Nhưng các bạn ra sức tìm cho mình đến 2, 3 công việc khác nhau, xếp lịch dày đặc cho 24 tiếng/ngày, thời gian nghỉ ngơi còn chả có, nói gì đến thời gian học tập. Làm việc quần quật đến tận sáng sớm, đến trường, ngủ vội trên những trang vở trắng trơn để bắt đầu cho ca làm tiếp theo. Một tháng các bạn có thể kiếm được 40-50 triệu, nhưng sức khỏe và trí tuệ của các bạn có gấp bao nhiêu lần cái 40-50 triệu kia cũng chẳng thể mua nổi. Các bạn đang chọn cho mình một con đường rất sai bởi những câu chuyện của người đi trước. Họ nhồi nhét vào các bạn việc sang Nhật làm việc sẽ có nhiều tiên gửi về, cha mẹ nghe được cũng ham, động viên con cái cố gắng đi sẽ không khổ như mình nữa. Kéo theo đó, chi phí sang Nhật cũng tốn đến tiền trăm triệu càng khiến cho bản thân các bạn lớn dần cái tư tưởng sang đi làm để gỡ tiền. Mấy ai có nghĩ được rằng khi các bạn đầu tư cho việc học thì cuộc sống sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Giờ đây việc học lỡ dở, công việc hiện tại cũng chỉ là part time, không hề ổn định, dần dà du học trở thành “du học lao động”, mang danh nghĩa đi học mà thực chất là đánh đổi sức khỏe, trí tuệ, thời gian cho cái lợi kỉ trước mắt. thực tế thì chính phủ Nhật không phải không biết chuyện du học sinh sang lao động. tuy nhiên, chính phủ có ý nới lỏng việc này để bù đắp tình trang thiếu lao động nên cũng làm ngơ nhiều. Chỉ khi nào ai đó ăn trộm ăn cắp, làm hại người khác thì cảnh sát mới nghiêm khắc sờ đến.

Nhưng những người sang du học và cư trú bất hợp pháp này thường chỉ học hết cấp 2 cấp 3 ở Việt Nam nên trình độ nhận thức hạn chế, rất dễ bị cộng đồng đã và đang cư trú bất hợp pháp rủ rê làm việc xấu. Kết quả là cái nhìn về du học sinh Viêt Nam ( trong đó gồm cả những người du học thuần tuý) cũng trở nên xấu đi nhiều trong mắt người Nhật những năm gần đây.

Du học sinh một ngày phải chạy sô đi làm từ 2-3 công việc với mong muốn báo hiếu, gửi tiền về phụ cấp bố mẹ

Đâu là con đường đúng đắn ?

  • Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học rồi thì dù rất muốn kiếm tiền, các bạn cũng nên suy nghĩ lại về cơ hội của cuộc đời mình. Sang Nhật là một cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn cắp, ăn trộm.
  •  Đối với những bạn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, học tiếng Nhật không phải chuyện dễ dàng khi yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5, nên cân nhắc cơ bản và tố chất bản thân xem có phù hợp không.

    Do chưa thể có ngay việc làm thêm (thường sau 1 năm mới được làm thêm hoặc nếu có xin được thì tiếng kém cũng không thể làm lâu được), tài chính gia đình phải sẵn có khi đến kỳ đóng học. Khi chọn các trường ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao.
     
  • Với những ai có mục tiêu đi sang Nhật tìm thu nhập phụ giúp gia đình hay tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc, học hỏi tiếng Nhật nhưng không đủ năng lực về tài chính nên tìm đến chương trình lao động. Khả năng học kém, độ tuổi cao (23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng, tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm.

    Khi đi lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín. Từ bỏ những suy nghĩ muốn đi nhanh, phí thấp, lương cao vì tất cả đều nẳm trong khung quy trình tuyển chọn thực tập kỹ năng theo JITCO (tổ chức quản lý tu nghiệp sinh ngoài nước của Nhật Bản) quy định từ trước, mức lương cũng theo Luật lao động Nhật quy định. 
Ngọc Vy 22/08/2018

Bình luận

  • 2462 lượt xem
 
Bạn cần hỗ trợ?